Điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một tình trạng xảy ra ở da khi các nang lông bị bít lại bởi chất nhờn và các tế bào da chết. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, lưng và vai. Mụn trứng cá có thể gây ảnh hưởng tâm lí mặc cảm và cảm khó chịu kéo dài. Tổn thương mụn thường lành chậm và một khi những mụn trứng cá cũ được loại bỏ thì những nốt mụn mới lại có khuynh hướng mọc lên.


Tùy thuộc vào mức độ nặng, mụn trứng cá có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lí buồn chán và để lại những nốt sẹo trên da. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là với các phương pháp điều trị hiệu quả hiện tại, nếu áp dụng sớm có thể giúp giảm thiểu được nguy cơ bị những tổn thương tâm lí và những tổn thương sẹo kéo dài.
Tùy thuộc vào mức độ nặng, mụn trứng cá có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lí buồn chán và để lại những nốt sẹo trên da. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là với các phương pháp điều trị hiệu quả hiện tại, nếu áp dụng sớm có thể giúp giảm thiểu được nguy cơ bị những tổn thương tâm lí và những tổn thương sẹo kéo dài.
Mụn trứng cá điển hình thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, lưng và vai. Đây là những vùng tập trung nhiều tuyến nhờn.

Sự phát triển của mụn trứng cá
Đôi khi, lông, bã nhờn và tế bào da cùng kết lại thành một nốt bít, tích tụ lâu ngày sản sinh ra vi khuẩn. Vi khuẩn trong nốt bít đó gây sưng tấy. Sau đó khi nốt bít đó bắt đầu vỡ, mụn phát triển.
– Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn kỵ khí nhất là loại P. acnes phát triển mạnh gây ngứa ngáy và tạo ổ viêm thành mụn trứng cá thực sự, biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Với thể nhẹ, mủ chỉ có ở nông trên lớp da ngoài. Trường hợp nặng là trứng cá nổi cục, khi viêm mủ sâu vào trong da thành mụn mủ bọc. Bọc mủ này có khi vỡ ra bên trong da và lan ra thành những bọc mủ lớn hơn, có khi nhiều bọc mủ ở dưới da ăn thông với nhau như ngõ ngách rất khó điều trị.
– Sẹo: trứng cá thường mọc ở mặt, cổ, vai lưng và ngực vì lỗ chân lông ở các vị trí này lớn hơn và tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông cũng lớn hơn các nơi khác. Trứng cá nhẹ thì không để lại sẹo, nhưng trứng cá nặng, khi bọc mủ vỡ ra ngoài và lành rồi thì thường có sẹo.

Các nhiều loại mụn trứng cá, phổ biến là các loại sau:
Mụn đầu trắng : Là mụn nằm ngay dưới da chủ yếu ở những người có làn da nhờn, dưới tác động của chất nhờn và làm bít lại ở lỗ chân lông, trường hợp này rất phổ biến
Mụn đầu đen : mụn này mọc nằm phẳng trên bề mặt da, có chấm màu đen ẩn. Đôi khi cũng có nhiều nốt lồi. Nốt màu đen càng to thì nhân mụn càng nhiều, càng cứng.
Mụn cám : Là những mụn nhỏ mọc li ti trên bề mặt da vùng mặt, lưng..
Mụn bọc và mụn đỏ: đây là những mụn mọc sâu bên trong thường gây đau do sự viêm nhiễm, thường để lại sẹo.
Mụn mủ: các nốt tròn sưng có màu đỏ, có chứa nhân trắng hoặc vàng. Nhân mụn không cứng mà có nước trông như mủ.
Mụn nang: có nhiều đặc điểm giống với mụn bọc nhưng thường chứa đầy mủ và để lại sẹo. Trong mọi trường hợp tuyệt đối không nên nặn loại mụn này bởi chúng có thể bị nhiễm trùng, gây đau đớn và kéo dài lâu hơn mức bình thường. Mụn nang cũng là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng.

Hình ảnh trực quan về các mụn trứng cá thường gặp

Nguyên nhân gây nên mụn:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mụn trứng cá, bao gồm:
- Do nội tiết tố: do tuyến bã nhờn bị kích thích quá mức. Bã nhờn, các tế bào chết và các loại vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da kết hợp lại với nhau làm tắt lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển và gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm sưng tấy bề mặt da và gây nên những nốt mụn, mụn mủ.
- Do căng thẳng, stress: Khi lâm vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ gia tăng sản sinh ra nội tiết tố như là cortisol, chất này được sinh ra làm tổn hại đến da. Cơ thể sẽ tìm cách phục hồi những căng thẳng này và làm sản sinh ra mụn.
- Do di truyền: đây cũng là một nguyên nhân gây nên mụn trứng cá. Về tính chất da như độ dày, nhờn và nội tiết tố của da dưới tác động của yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cũng không phải cha mẹ nào có mụn trứng cá thì con cái họ cũng bị gặp phải vấn đề này.
- Do vi khuẩn (vi khuẩn Propionibacterium hay còn gọi là vi khuẩn P-Acne) là một loại vi khuẩn sống bằng axit béo trong bã nhờn. Chúng được tìm thấy trong các tuyến bã nhờn và phát triển mạnh trong môi trường nghèo oxi ở sâu phía trong nang lông. Bản thân vi khuẩn không gây ra mụn trứng cá, bởi nguyên nhân của hiện tượng viêm nhiễm là do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch tạo ra một lượng bạch cầu lớn, thậm chí vi khuẩn đã chết cũng có thể gây nên phản ứng này.
- Thuốc là một nguyên nhân phổ biến của mụn trứng cá. Chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc tránh thai sử dụng các nội tiết tố tổng hợp để tạo ra hiện tượng giống như là mang thai thật, các nội tiết tố này có thể phản ứng mạnh mẽ với Androgenic (nội tiết tố ở nam) làm xuất hiện bã nhờn.
- Các chất ô nhiễm từ cuộc sống hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá. Chất bẩn bị tắc bên trong lỗ chân lông gây ra viêm nhiễm. Điều này giải thích tại sao bạn nên rửa sạch bụi bẩn trên mặt sau khi trở về nhà
- Hóa chất và lớp trang điểm gốc dầu trên da có thể khiến da tạo ra nhiều bã nhờn hơn – không phải ít hơn như nhiều người vẫn nghĩ – và gây viêm nhiễm nặng hơn. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với độ nhạy cảm cũng như các vấn đề của da.

Các yếu tố nguy cơ:
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Những thay đổi như vậy là phổ biến ở:
- Thanh thiếu niên (Tuổi dậy thì)
- Phụ nữ và thiếu nữ, từ 2 – 7 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ mang thai.
- Những người sử dụng một số loại thuốc nhất định, kể cả những thuốc có chứa corticosteroid, nội tiết tố androgen hoặc lithium.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Tiếp xúc da trực tiếp với các chất dầu mỡ hoặc dầu, hoặc một số mỹ phẩm nhất định sử dụng trực tiếp lên da.
- Cọ sát hoặc tì đè mạnh các vật dụng như tay nghe điện thoại bàn hoặc điện thoại di động, mũ bảo hiểm, đeo dai chặt hoặc ba lô lên da cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng mụn.
- Căng thẳng không gây ra mụn trứng cá, nhưng nếu đã bị mụn trứng cá thì sự căng thẳng có thể làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Đối tượng dễ bị tác động bởi mụn:
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở cả nam và nữ và là hiện tượng khá phổ biến và chủ yếu là ở:
- Thanh thiếu niên và những trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì.
- Phụ nữ mang bầu.
- Sinh viên, học sinh hay thức khuya và những người thường xuyên lâm vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
- Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nhân viên văn phòng sử dụng nhiều máy tính, điều hòa.
- Những người có cha mẹ có mụn trứng cá.

Phòng ngừa và điều trị bệnh:
Để có thể điều trị được mụn trứng cá, phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau thì mới có thể cho lại kết quả tốt. Chỉ sử dụng thuốc bôi thông thường để làm giảm và sạch tuyến bã nhờn, hạn chế viêm nhiễm. Nhưng nếu đã bị khá nặng bạn phải uống kháng sinh trong thời gian kéo dài và tuân thủ theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị: các thuốc dùng tại chỗ như peroxid, tretinoin, erythromicin; thuốc uống: doxycyclin, tretinoin và các trị liệu nội tiết tố, dian 35, roacutan phối hợp với săn sóc da mặt.

* Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:
1. Không cọ rửa da mạnh. Khi cọ da mạnh sẽ kích thích các tuyến nhờn, làm cho trứng cá mọc nhiều hơn.
2. Tránh bôi các chất hay hoá mỹ phẩm có nhiều dầu lên mặt. Các chất nhiều dầu sẽ làm tắc các tuyến nhờn dưới da dẫn đến trứng cá hình thành nhiều hơn. Nếu phải dùng mỹ phẩm trang điểm thì nên dùng các loại mỹ phẩm có nước rồi rửa sạch trước khi đi ngủ.
3. Không dùng các loại keo hay kem dưỡng tóc bởi chất nhờn có trong các loại mỹ phẩm này sẽ theo mồ hôi tiếp xúc với da.
4. Nếu điều trị bằng thuốc thì không được nóng vội. Thông thường phải mất 8 tuần mới thấy được kết quả.

 

Để phòng mụn trứng cá cần tuân thủ một số biện pháp như sau:
- Phải giữ vệ sinh cho da khô, sạch sẽ. Do đó phải chăm rửa mặt thường xuyên ít nhất là 4 lần trong 1 ngày, và phải rửa mặt đúng cách là dùng khăn rửa mặt vớt nước lên xoa nhẹ nhàng 3 đến 5 lần cho mặt sạch rồi lau khô. Tránh dùng sữa rửa mặt, nước muối, chanh … để rửa mặt làm mất cân bằng môi trường vi khuẩn trên da.
- Không để tóc bẩn xõa vào da mặt vì điểm tóc chạm vào da mặt sẽ gây kích ứng da làm da dễ nổi mụn. Ngoài ra, khi tóc bẩn trao đổi chất giữa da đầu và môi trường không thông thoáng làm bạn dễ bi stress, bức bí. Như vậy sự trao đổi chất trên da mặt sẽ phải nhiều hơn làm cho lượng dầu trên da mặt sẽ nhiều hơn.
- Không dùng tay để nặn mụn, sờ thường xuyên lên mụn vì làm tổn thương thêm da chỗ xung quanh khiến vi khuẩn gây mụn có điều kiện phát triển.
- Không đắp mặt nạ trên vùng da bị mụn hoặc đã từng bị mụn vì khi bạn đắp mặt nạ gây ứng da mặt vì không phải thuốc đắp mặt nạ nào cũng phù hợp với làn da của bạn.
- Không được dùng các loại kem dưỡng da vì da của bạn tiết chất dầu là da của bạn đã thừa đủ dưỡng rồi, bạn dùng thêm càng làm cho da của bạn nhiều nhờn càng làm cho viêm chân lông nặng hơn.
- Không nên dùng mỹ phẩm thường xuyên làm bít các lỗ chân lông. Lỗ chân lông không thông thoáng bít tắc lại dễ gây viêm chân lông.
- Không thức quá khuya thường xuyên làm lượng trao đổi chất của cơ thể tăng lên, lượng dầu trên da mặt, lưng, ngực… sẽ tiết ra nhiều rất dễ gây viêm chân lông.
- Không tự ý uống bổ sung vitamin E, A, dầu cá vì các vi ta min này sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều dầu hơn ở các lỗ chân lông do đó dễ gây viêm chân lông.
- Chú ý ăn uống vừa phải các vị cay như ớt, hạt tiêu, các thức ăn nhiều bơ, dầu, thức ăn nhiều chất đạm, rượu để da đỡ tiết nhiều dầu.
- Đối với phụ nữ nếu kinh nguyệt không đều phải điều chỉnh chu kỳ được ổn định, nếu bị bệnh phụ khoa phải chữa khỏi nếu không sự rối loạn nội tiết cơ thể làm cho lượng trao đổi chất trên những vùng da tiết bã dầu nhiều hơn, dễ gây viêm chân lông.
- Tập thể dục hằng ngày, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan yêu đời.

GIỚI THIỆU       DỊCH VỤ       TƯ VẤN        ĐẶT LỊCH KHÁM        HÌNH ẢNH      TỦ THUỐC        LIÊN HỆ

Địa chỉ: 144 Dũng Sỹ Thanh Khê, Q Thanh Khê, Đà Nắng, Việt nam